Răng nhựa tháo lắp giúp bệnh nhân ăn nhai ở mức độ vừa phải, tiết kiệm chi phí tuy nhiên hàm tháo lắp cũng tồn tại một số nhược điểm riêng. Do làm từ nhựa và đặt trực tiếp lên nướu răng, hàm tháo lắp có độ bền không cao, theo thời gian hàm giả xuống cấp dần và cần được thay thế nếu gặp những dấu hiệu dưới đây:
𝟏.𝐇𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐚́𝐨 𝐥𝐚̆́𝐩 𝐛𝐢̣ 𝐥𝐨̉𝐧𝐠.
Đây là tình trạng thường gặp đối với những bệnh nhân sử dụng hàm tháo lắp lâu ngày. Răng tháo lắp được đặt tựa trực tiếp vào nướu. Quá trình ăn nhai lâu ngày làm xương hàm bị tiêu dần, khi đó cấu trúc nướu răng và xương hàm đã thay đổi, hàm tháo lắp không còn hít chặt được nữa. Khi ăn nhai, hoặc thậm chí chỉ cần nói chuyện đã khiến răng bị rớt ra. Điều này để lại nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Khi không thể ăn nhai hay nói chuyện một cách tự nhiên, thoải mái.
𝟐.Đ𝐚𝐮 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐮, 𝐥𝐨̛̉ 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠.
Đau nướu sau khi mang hàm tháo lắp là một biểu hiện thường gặp. Khi mới mang hàm giả, nướu răng cần có thơig gian để làm quen, khi ăn nhai sẽ có những vị trí bị cấn đau. Điều này sẽ được bác sĩ kiểm soát và mài chình trong khoảng thời gian đầu.
Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, đau rát nướu hoặc lở miệng nhiều hơn, hàm giả cần được kiểm tra lại, rất có thể chúng đã được chế tạo chưa chính xác, không ôm ít vào nướu, dẫn đến tạo áp lực không đều lên nướu răng. Lâu dần gây ra những vết loét khi ăn nhai. Tình trạng này không giải quết sớm sẽ khiến bệnh nhân đau đớn và khó chịu nhiều.
𝟑.𝐇𝐚̀𝐦 𝐠𝐢𝐚̉ 𝐭𝐡𝐚́𝐨 𝐥𝐚̆́𝐩 đ𝐚̃ 𝐪𝐮𝐚́ 𝐜𝐮̃.
Răng tháo lắp sau quá trình ăn nhai lâu ngày sẽ bị mòn và xuống màu. Đây là hệ quả của việc màu thực phẩm, nước uống ngấm vào răng trong thời gian dài. Răng tháo lắp đa phần chỉ được làm từ chất liệu nhựa, quá trình cắn, nhai làm răng mòn dần. Theo thời gian hàm giả bị xuống cấp, những vết ố vàng bám trên hàm giả làm chúng trở nên cũ kĩ và kém thẩm mỹ.
Hàm giả còn có thể có mùi khó chịu, đây là nơi tích tụ vi khuẩn nếu không được làm sạch đúng cách. Khi này nếu vẫn tiếp tục sử dụng, hàm tháo lắp có thể khiến răng miệng bị nhiễm trùng do vi khuẩn tồn tại trong đó
𝟒.𝐀̆𝐧 𝐧𝐡𝐚𝐢 𝐤𝐡𝐨́ 𝐤𝐡𝐚̆𝐧.
Mục đích chính của hàm giả là đảm bảo việc ăn nhai cho bệnh nhân, nếu một hàm tháo lắp không đáp ứng được nhu cầu này thì cần được sửa chữa hoặc thay thế bằng một hàm khác để đảm bảo ăn nhai tốt hơn cho bệnh nhân. Việc ăn nhai khó có thể do hàm tháo lắp sử dụng lâu, răng đã mòn, không còn đủ lực nhai, hoặc khớp cắn của hàm giả gặp vấn đề , bệnh nhân cần đến nha khoa để được kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân.
𝟓.𝐇𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐚́𝐨 𝐥𝐚̆́𝐩 𝐛𝐢̣ 𝐡𝐨̉𝐧𝐠, 𝐧𝐮̛́𝐭, 𝐦𝐞̉ đ𝐚̃ 𝐯𝐚́ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐥𝐚̂̀𝐧.
Khi sử dụng hàm giả có thể bị hư hỏng nếu chịu tác động mạnh như vô tình làm rơi, hoặc cắn phải vật cứng. Khi hàm giả bị gãy rời hoặc rơi răng giả ra khỏi hàm lúc này cần nhanh chóng sửa chữa hoặc thay mới bằng hàm giả khác nếu đã vá hàm nhiều lần những vẫn bị gãy lại.
Hãy liên hệ với Nha Khoa Pierre để được hẹn lịch gặp bác sĩ chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt khám và kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kì.
Tại Nha Khoa Pierre khách hàng được #HỖ_TRỢ_TRẢ_GÓP .
———————————————
𝑵𝑯𝑨 𝑲𝑯𝑶𝑨 𝑷𝑰𝑬𝑹𝑹𝑬
TikTok: Nha Khoa Pierre
Đ/c : 101 Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình
Hotline : 083 8701997